TP. Đà Lạt vào “tầm ngắm” của nhà đầu tư bất động sản.
Sau thời gian dài lắng xuống, thị trường bất động sản (BĐS) Đà Lạt đã sôi động trở lại. Nguyên nhân do được chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, kết nối giao thông đã kéo theo thị trường BĐS thu hút được sự quan tâm của khách hàng và nhiều nhà đầu tư BĐS.
Sức bật từ hạ tầng
Trước đây, Đà Lạt gần như bị cô lập so với các tỉnh lân cận. Nguyên nhân là do sự đi lại khó khăn với TP. Hồ Chí Minh - đô thị lớn nhất nước, thiếu kết nối với các địa phương lân cận và không có đường bay thẳng đi quốc tế. Điều này khiến thị trường BĐS Đà Lạt không có bệ phóng để phát triển.
Hiện nay, hệ thống giao thông kết nối với TP. Hồ Chí Minh đã được đầu tư nâng cấp khang trang hơn rất nhiều. Cụ thể, từ TP. Hồ Chí Minh đi Đà Lạt hiện chỉ mất 4 giờ đồng hồ. Trong tương lai gần, tuyến cao tốc Dầu Giây – Bảo Lộc – Liên Khương hoàn thành sẽ mở cánh cửa cho Đà Lạt dễ dàng kết nối với TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh Đông Nam Bộ.
Bên cạnh đó, những tuyến đường kết nối với Nha Trang, Phan Thiết, Vũng Tàu cũng đã được mở rộng hoàn thiện và dễ dàng di chuyển. Trong đó Đà Lạt nằm ở vị trí trung tâm và sở hữu sự khác biệt so với 3 địa phương còn lại. Đặc biệt, sân bay Liên Khương trở thành sân bay quốc tế đã phá vỡ thế “cô độc” của Đà Lạt trên bản đồ hàng không, tạo điều kiện thu hút du khách du lịch và “chia lửa” lượng khách du lịch quốc tế đến miền Nam Trung Bộ của sân bay Cam Ranh.
Ngoài ra, Đà lạt còn là điểm đến lý tưởng của khách du lịch. Theo báo cáo của Sở VH, TT&DL tỉnh Lâm Đồng, năm 2017 lượng khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng tại Đà Lạt – Lâm Đồng tăng đột biến. Tính đến cuối năm 2017, Đà Lạt đã đón trên 5,8 triệu lượt khách du lịch trong và ngoài nước (tăng 7,8% so với năm 2016). Lượng khách nội địa đạt 5.4 triệu lượt (tăng 6,3%), năm nay khách quốc tế đến Đà Lạt – Lâm Đồng tăng khá cao với 400 nghìn lượt khách (tăng 35,6% so với năm 2016). Trong đó, có khoảng 4 triệu lượt khách lưu trú (tăng 10,3%), trung bình 2,1 ngày lưu trú. Tổng thu từ khách du lịch trên địa bàn ước đạt 10.530 tỷ đồng (tăng 7,8% so với năm 2016).
Số khách sạn 4 – 5 sao ở Đà Lạt luôn đạt công suất lấp đầy cao. Mùa cao điểm vào các dịp lễ tết đạt đến 95%, thậm chí tình trạng "cháy phòng" cũng diễn ra thường xuyên.
Cơn lốc đổ bộ của nhà đầu tư
Trong thời gian qua, nhiều chủ đầu tư lớn trên thị trường BĐS đã thể hiện tham vọng tiến về Đà Lạt. Điển hình là nhiều dự án nhà ở, trung tâm thương mại, khu nghĩ dưỡng có quy mô lớn. Đơn cử như khu đô thị Nam Đà Lạt hay khu phức hợp nghỉ dưỡng rộng hơn 250 ha tại hồ Tuyền Lâm, hay như sự kiện mới đây nhất, chủ đầu tư STC Corporation vừa chính thức trình làng thành phố Đà Lạt dự án Hometel đầu tay Sungarden Đà Lạt tọa lạc tại số 2 Nam Hồ, Thành phố Đà Lạt…
Theo đó, Sungarden Đà Lạt là chuỗi căn hộ hometel (Căn hộ Hometel là sự kết hợp của căn hộ để ở (Home) và khách sạn (Hotel) tạo lên một loại căn hộ Hometel mới được sở hữu lâu dài và có chất lượng dịch vụ tiện nghi đầy đủ như một khách sạn) được quy hoạch đồng bộ với đầy đủ các yếu tố tiện ích, tiện lợi trong việc ở và đi lại; tọa lạc tại số 2 Nam Hồ, Thành phố Đà Lạt.
Dự án nằm trên khu đất có tổng diện tích 2.909,75 m2. Quy mô 3 Block với 134 căn hộ có diện tích từ 58,3 m2 đến 79,76 m2. Chủ đầu tư dự án là Công ty Cổ phần Quản lý Đầu tư STC (STC INVEST) - trực thuộc hệ thống STC CORPORATION. Đơn vị tư vấn giám sát là Công ty TNHH Tư Vấn STC (SQC). Tổng thầu thi công là Công ty TNHH Xây Lắp Phương Nam (SCC). Đơn vị phân phối là Công ty TNHH Dịch vụ Địa ốc STC (SRC).
Việc sở hữu vị trí lý tưởng nằm trên “trục di sản Đà Lạt” với những công trình kiến trúc lâu đời nổi tiếng, gần Hồ Xuân Hương, Hồ Than Thở, Dinh I, Dinh III Bảo Đại… và một số thắng cảnh: Chùa Linh Sơn, Chùa Linh Phước, Thiền Viện Trúc Lâm, Lang Biang, Thung lũng Tình yêu,….., Sun Garden Đà Lạt ngày càng mang lại giá trị vượt trội, tỉ suất lợi nhuận cao.
Theo các chuyên gia, Đà Lạt hiện tại đang hội đủ các yếu tố để phát triển thị trường BĐS. Đặc biệt là khi hạ tầng mở lối đã phá vỡ mọi khoảng cách, Đà Lạt sẽ hút các nhà phát triển BĐS và nhà đầu tư cá nhân muốn tìm một thị trường mới hấp dẫn hơn so với các thị trường truyền thống.
Thêm vào đó, sau khi triển khai chủ trương về "Quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2030" của Chính phủ, các dự án đầu tư vào hạ tầng đang được triển khai nhộn nhịp. Việc này đã "thổi" một làn gió mới vào thị trường BĐS Đà Lạt trong những năm gần đây.
Theo Lại Hùng/kinhtenongthon.com.vn